Trường Nhật Ngữ Ngôi Sao Xanh

Hotline: 090 808 2288 - 093 898 2028

Email: nhatngu.nsx@gmail.com

LỄ HỘI OBON THÁNG 8 – LỄ VU LAN NHẬT BẢN

Ngày đăng: 30-09-2017 | 9:33 AM | 2930 Lượt xem | Người đăng: admin

LỄ HỘI OBON THÁNG 8 – LỄ VU LAN NHẬT BẢN

Obon là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu của người Nhật Bản. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của những linh hồn tổ tiên đã khuất, thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn. Ngày nay, lễ hội này cũng trở thành dịp để sum họp gia đình và thể hiện tình yêu thương đối với những người còn sống.

Có thể nói, lễ hội Obon được coi như lễ Vu Lan của người Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm sum họp gia đình gần giống với tết của người Việt Nam.

Lễ hội Obon của người Nhật Bản có đến 3 mốc thời gian tổ chức tùy theo địa phương:

  • Bon tháng bảy (Shichigatsu Bon): 15 – 7 dương lịch
  • Bon cũ (Kyu Bon): 15 – 7 âm lịch
  • Bon tháng tám (Hatchigatsu Bon): 15 – 8 dương lịch

Tháng 8 là tháng Lễ hội Obon nổi tiếng của Nhật Bản, diễn ra khoảng từ 13 đến 15 tháng 8 hàng năm. Du khách khi đến với Nhật Bản trong tháng 8 sẽ được hòa vào không khí lễ hội cũng như sẽ có những trải nghiệm khó quên tại xứ xở phù tang.
Lễ hội Obon bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo – là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân.
 

Lễ hội Obon - Lễ Hội Nhật Bản 01 - du học nhật bản
Lễ hội diễn ra khoảng từ 13 đến 15 tháng 8 hàng năm - Tìm hiểu du học Nhật Bản

Cùng ngày, người dân sẽ thực hiện các hoạt động giống như tục Tảo Mộ của người Việt Nam như: thăm viếng mộ, lau chùi, dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và cúng để mời người thân quá cố quay về thăm nhà. Mâm cỗ cúng bao gồm các loại bánh đặc trưng và trái cây được trình bày đẹp mắt, phẩm vật luôn được thay đổi theo từng ngày trong kỳ lễ để các linh hồn vui và thấy mình luôn được chào đón.

Với những du khách và sinh viên du học Nhật Bản thì nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức điệu múa Odori và chiêm ngưỡng Lễ Dâng Lửa – hai nét đặc sắc nhất trong lễ hội Obon.

Lễ hội Obon - Lễ hội truyền thống Nhật Bản
Vũ điệu Bon-Odori- Tìm hiểu du học Nhật Bản

Tương truyền, vũ điệu Bon-Odori được bắt nguồn từ câu chuyện về Phật tử  Mokuren. Vì quá tưởng nhớ người mẹ quá cố, ông đã dùng phép thần thông tìm mẹ khắp trên trời dưới đất và cuối cùng  nhìn thấy bà đang phải chịu cảnh đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, ích kỷ mà bà đã làm. Ông đến bên Phật Tổ để cầu xin. Người chỉ dạy ông nhờ hợp lực của các vị chư tăng từ khắp nơi cúng bái. Ngày rằm tháng 7 là ngày các vị chư tăng kết thúc đợt tu luyện trong mùa hè, đó chính là ngày thích hợp để ông cúng bái cứu mẹ.

Nhờ lời chỉ dạy đó, cuối cùng Mokuren đã cứu được mẹ mình khỏi cảnh đói khát nơi địa ngục. Không chỉ cứu được mẹ, ông còn nhìn thấu được cả tấm lòng và sự hy sinh mà lúc sinh thời mẹ ông đã dành cho ông. Vui sướng, ông đã múa một điệu tràn đầy lòng biết ơn. Vũ điệu này đã được truyền lại thành vũ điệu Bon-Odori hiện nay để tưởng nhớ, tri ân tổ tiên. Đến nay, điệu nhảy Bon-Odori đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura.

Trong Lễ Dâng Lửa, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto, mỗi chữ sẽ phát sáng khoảng gần 30 phút, tất cả sẽ tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc.

 

Lễ hội này đã có tại Nhật Bản hơn 500 năm và gắn liền với 1 điệu múa truyền thống gọi là Bon-Odori.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.
Để đón linh hồn của tổ tiên, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, và đốt một đống lửa nhỏ gọi là mukaebi.
 

Lễ hội Obon - Lễ hội truyền thống Nhật Bản 02
Đèn lồng được treo khắp nơi trong lễ hội - Tìm hiểu du học Nhật Bản


Lễ Hội Obon - Lễ Hội truyền thống Nhật Bản 4
Người dân đốt đèn theo nghi thức - Tìm hiểu du học Nhật Bản

Ngoài ra, có nơi người ta còn tổ chức bắn pháo hoa. Vào ngày 16, khi lễ hội Obon kết thúc, người ta thay mukaebi bằng okuribi để đưa tiễn linh hồn của các tổ tiên. Cũng có nơi người ta tiễn đưa bằng cách thả những chiếc đèn lồng xuống sân.
Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội Obon, các công ty, xí nghiệp đều được nghỉ. Các nhân viên tranh thủ về quê thăm gia đình hoặc đi du lịch đây đó.
Ngoài không khí lễ hội tưng bừng trong tháng 8, du khách đến với Nhật Bản sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp rất riêng từ thiên nhiên với vô vàn những loài hoa xinh đẹp.
 

Lễ hội Obon - Lễ hội truyền thống Nhật Bản
Hoa đăng được thả trôi - - Tìm hiểu du học Nhật Bản

Trong mùa hè tháng 8, rừng tre thiên nhiên Sagano nổi tiếng thế giới đến văn hóa qua những câu chuyện, đời sống thường nhật, và con người nơi đây khi tham quan và trải nghiệm những thành phố nổi tiếng như TOKYO - NAGOYA - KYOTO - KOBE - OSAKA của xứ sở mặt trời mọc.
 

Lễ hội Obon - lễ hội truyền thống Nhật Bản
Không khí trong lễ hội - Tìm hiểu du học Nhật Bản

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

 Chia sẻ

Bản quyền 2017: Tất cả bản quyền thuộc về Trường Nhật Ngữ Ngôi Sao Xanh