Trường Nhật Ngữ Ngôi Sao Xanh

Hotline: 090 808 2288 - 093 898 2028

Email: nhatngu.nsx@gmail.com

Lễ hội búp bê Hina Matsuri

Ngày đăng: 30-09-2017 | 1:52 PM | 3774 Lượt xem | Người đăng: admin

LỄ HỘI BÚP BÊ HINA MATSURI

Hội búp bê, hay Hina matsuri, vào ngày mùng 3 tháng Ba, khi các gia đình có con gái bày một bộ búp bê tượng trưng cung đìng xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đặc biệt để mừng ngày hội .

Rất nhiều người Nhật cũng như người nước ngoài có thể khá ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng câu chuyện của lễ hội Hina, lễ hội chính của Nhật Bản dành cho con gái, diễn ra cách đây không lâu. Tên của lễ hội có lẽ bắt nguồn từ chữ hiina, một trò chơi thời kì Heian có dùng búp bê, nhà búp bê và các mẫu vật phỏng theo cuộc sống cung đình. Dù trò chơi này không có quan hệ trực tiếp gì đến hina matsuri ngày nay, thì từ hina đã được dùng để miêu tả các búp bê giấy và sau này có liên quan đến lễ hội búp bê, được cho trong thời kì Edo. Lễ hội này có lẽ bắt đầu vào giữa thế kỉ 17. Hai, ba búp bê giấy được đặt trên tokonoma cùng với bánh gạo và các loại thức ăn đặc biệt khác. Trong thời kì Edo, các bộ sưu tầm búp bê ngày càng kĩ lưỡng, tỉ mỉ hơn, phát triển thành các bộ trưng bày gồm 3,5, và cuối cùng là 7 bậc, cao hơn 1 mét. Búp bê đứng nhường chỗ cho búp bê ngồi được đặt trên nền gỗ, và búp bê giấy bị thay thế bởi những búp bê có quần áo trau chuốt, đàu và tay bằng gốm. Trong thời kì Meiji, số lượng búp bê tiếp tục tăng, dù rất nhiều kiểu búp bê mới không có ít quan hệ tới lễ hội Hina.

le-hoi-bup-be-hinamatsuri 1
le-hoi-bup-be-hinamatsuri
- tìm hiểu thêm về du học Nhật Bản

Vào những năm 20 của thế kỉ 20, các cửa hiệu bách hóa bắt đầu bán búp bê theo cả bộ hoàn chỉnh. Ngày nay giá của những bộ này thay đổi từ $500 đến $5000 và thậm chí hơn. Giá được quyết định bởi kích thước búp bê, chất lượng quần áo, búp bê bằng nhựa hay gốm, và tên tuổi của người làm búp bê. Các bộ búp bê được truyền từ mẹ sang con hoặc được bố mẹ tặng cho cac bé gái mới sinh. Sau chiến tranh TG 2, các bộ có 2 búp bê trong kính trở nên phổ biến, có lẽ vì bị hạn chế không gian.


Trong một bộ 7 bậc được che bằng vải đỏ, người ta sắp xếp thứ tự như sau: ở bậc trên cùng có thể là nhà búp bê tượng trưng cho cung điện, nhưng thường là mành vàng có thể gập được, trang trí bằng các bức vẽ thông, mận hoặc tre. Trước mành có búp bê ngồi tượng trưng cho hoàng đế, mặc đồ tối màu, và hoàng hậu, mặc kimono đỏ 12 lớp. Ở bậc thứ 2 có 3 phu nhân triều đình. Dưới nữa là ban nhạc năm người gồm người hát, 3 người chơi trống và 1 người thổi sáo. Ở bậc thứ tư có 2 vệ sĩ cùng bánh gạo với các lớp màu : hồng, trắng và xanh; ở bậc thứ năm, người dân thường đi dép trong nhà và cầm ô; ở bậc thứ sáu là các loại đồ nội thất. Ở cuối cùng có thể có các bức tiểu họa vẽ hoa anh đào hay cây cam. Cảnh tượng này gợi đến một lễ cưới hay tiệc lớn.

Các bộ trưng bày búp bê được bày ra khoảng một tuần trước ngày mông 3 tháng 3, những đứa trẻ rất thích được lắp ráp các con búp bê, lắp đầu vào hay đặt nhạc cụ vào trong tay chúng.Khi đứa trẻ còn quá nhỏ thì người mẹ sẽ phải bày bộ sưu tầm và có thể còn phải giữ không cho đứa trẻ nghịch phá những con búp bê. Những con búp bê này là để chiêm ngưỡng chứ không là đồ chơi. Sau lễ hội, búp bê lại được cất đi, vì người ta nói rằng bày búp bê ra quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc cưới xin của bé gái sau này.

Lễ hội búp bê hinamatsuri - du học nhật bản

le-hoi-bup-be-hinamatsuri - tìm hiểu thêm về du học Nhật Bản

Nhưng tại sao người dân Nhật Bản lại tổ chức lễ hội búp bê? Có lý do cụ thể nào cho lễ hội này không? Đó là những câu hỏi không nhiều người có thể trả lời được.

Lễ hội búp bê tại Nhật Bản được gọi là Hina Matsuri, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Thông thường, lễ hội này được tổ chức bởi các gia đình Nhật Bản may mắn có con gái.

Tại sao phải tổ chức Lễ hội búp bê?

Lễ hội này mở ra với mục đích cầu mong sức khỏe và hạnh phúc cho các bé gái. Lễ hội này đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng độc đáo trong đời sống người Nhật Bản. Trong lễ hội này, các gia đình sẽ lập một khu vực đặc biệt trong nhà, có thể là căn phòng đẹp nhất của gia đình, để sắp xếp các búp bê hoàng đế và hoàng hậu của họ.

Nguồn gốc của lễ hội búp bê

le-hoi-bup-be-hinamatsuri-du học nhật bản

Những con búp bê được trưng bày vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Truyền thống của lễ hội bắt đầu trong thời kỳ Heian (794-1185), một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản. Ngày xưa, người Nhật tin rằng, những con búp bê này có thể xua đuổi những linh hồn xấu, có thể làm hại những bé gái. Từ đó, người Nhật làm ra những con búp bê bằng rơm rồi thả xuống sông với mong muốn những điều không lành sẽ tránh xa các bé gái.

Theo các chuyên gia lịch sử, người Nhật lựa chọn ngày 3 tháng 3 hàng năm để tổ chức lễ hội này còn vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa anh đào nở rộ.

Lễ hội trở thành ngày cầu phúc, sự may mắn và sức khỏe cho các bé gái trong gia đình, ước nguyện cho cuộc sống gia đình sung túc, hôn nhân hạnh phúc. Không những thế, đây còn là dịp để cả gia đình đoàn tụ, ra ngoài để tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới về.

Búp bê Hina

Ban biet gi ve Le hoi bup be Hina Matsuri cua Nhat Ban? - Anh 4

Ảnh minh họa le-hoi-bup-be-hinamatsuri - tìm hiểu thêm về du học Nhật Bản

 

Một bộ búp bê Hina đầy đủ có ít nhất 15 búp bê trong trang phục truyền thống. Hầu hết các búp bê sẽ được làm bằng gỗ, trang phục làm từ vải tơ tằm hoặc giấy và được trưng bày trên một kệ 7 tầng trải bằng thảm đỏ, dưới có sọc cầu vòng. Tầng cao nhất là vua và hoa hậu, trong đó vua được đặt bên trái và hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng hai búp bê vua và hoàng hậu, các gia đình Nhật sẽ đặt một bức bình phong làm bằng giấy màu vàng, hai bên có hai cây đèn đứng in hoa văn. Trước mặt vua và hoàng hậu, hai bình hoa được cái hai nhánh hoa đào và kệ đựng bánh mochi, một loại bánh truyền thống của quốc gia mặt trời mọc, sẽ được đặt.

Tầng thứ hai gồm 3 con búp bê, là 3 cung nữ hầu rượu sake cho vua và hoàng hậu. Hai người hai bê ở tư thế đứng, người ở giữa thì ngồi. Ở giữa 3 người này là 2 takatsuki, loại bàn đứng được đặt Mochi hình tròn, 2 tầng trắng và hồng.

Tầng thứ ba gồm 5 búp bê. Đây là 5 nhạc công nam, 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, và 1 người cầm quạt.

Tầng thứ tư là 2 búp bê đại thần, bên trái là đại tướng quân.

Tầng thứ năm gồm 3 búp bê là hộ vệ cho vua và hoàng hậu. Hai bên được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất.

Tầng thứ sáu và tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau như một loạt các đồ nội thất nhỏ, công cụ, toa xe

Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có thể sắm sửa, trưng bày được cả bảy tầng đúng như nghi thức mà thường đơn giản hóa đi, chỉ bày những tầng cơ bản nhất ở trên cùng.

 Chia sẻ

Bản quyền 2017: Tất cả bản quyền thuộc về Trường Nhật Ngữ Ngôi Sao Xanh